Cây lan ý, trầu bà, phất dụ, thường xuân, lưỡi hổ, nha đam... là những loại cây được trồng làm cảnh khá phổ biến. Nhưng ít ai biết rằng, chúng lại có khả năng kỳ diệu, hút khí độc cực tốt trong ngôi nhà.
Dưới đây là một vài loại cây dễ trồng, vừa làm đẹp, lại vừa đem lại tác dụng thanh lọc không khí trong căn nhà.
Cây trúc mây
Trúc mây có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, còn được gọi là trúc xanh, là một trong những cây cảnh phổ biến ở Việt Nam. Trúc mây có thể trồng thành hang trong các chậu lớn, bài trí ở đại sảnh, phòng hội nghị, hành lang, … nơi có nhiều người qua lại.
Tuy gọi là trúc nhưng cây lại không thuộc họ tre trúc, mà lại cùng họ với cau, cọ, mây…, Bởi vậy mà hoa trúc mây khá giống với hoa cau, hơn là giống hoa tre, trúc.
Cây lan ý
Cây lan ý còn có tên gọi khác như: Bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ bình. Lan ý thích hợp cả trong điều kiện ánh sáng yếu, cũng có thể sống tốt ở nơi nắng gắt, khô hạn. Địa điểm thích hợp để đặt cây là cửa sổ, cửa ra vào, ban công.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ - Nasa, lan ý đứng đầu trong danh sách các loài cây hút khí độc, được dùng để hấp thụ formaldehyde, benzene, trichloroethylene và cả xylene, toluene - hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.
Cây trầu bà
Cây trầu bà còn gọi là trầu bà xanh, vạn niên thanh, hoàng tâm diệp. Cây trầu bà thuộc họ thân thảo leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn. Cây phát triển nhanh ở nơi có khí hậu mát mẻ, hút nhiều nước, thường bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
Trầu bà khắc phục tình trạng môi trường có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. Ngoài ra, cây còn giúp giảm thiểu các khí độc từ máy tính nên thích hợp trong bài trí phòng, trên bàn học, bàn làm việc, mang lại vẻ xanh mát.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ (còn được gọi là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt) dễ trồng do chịu được khô hạn, nắng nóng và cả trong kiện thiếu ánh sáng dài ngày.
Cây lưỡi hổ lấy lá làm thân, mọng nước, thon nhỏ ở hai đầu, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn nhẵn, không có gân lá. Lưỡi hổ có hoa nhỏ, mọc thành chùm màu trắng ngà.
Nasa đã công bố cây lưỡi hổ là loài có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiễm như nitrogen oxide và formaldehyde, cải thiện không gian sống. Formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
Cây phất dụ
Cây phất dụ (còn gọi là tre may mắn, tre phong thủy, cây phát tài) là một trong những giải pháp bài trí khá phổ biến dành cho nhà ở hoặc văn phòng.
Cây thường xuân
Cây thường xuân (hay có tên gọi khác là cây trường xuân, cây vạn niên, cây cảnh dây nguyệt quế, dây thường xuân, dây lá nho) là loại dây leo thuộc họ ngũ gia, thường xanh.
Cây thường xuân được bài trí làm cây cảnh trong gia đình, văn phòng, sân vườn. Bên cạnh mang lại vẻ đẹp cảnh quan, cây thường xuân còn có ý nghĩa về mặt phong thủy, được coi là loại cây mang lại may mắn, bình an.
Cây lô hội
Cây lô hội có các tên gọi khác như: Cây nha đam, la hội, lao vỹ, tượng can..., có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, phát triển rộng rãi ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Cây lô hội có gốc, thân ngắn, lá có hình lưỡi giáo và không có cuống, mọc sát than. Mép lá dày, có răng cưa thô như gai nhọn.
Cây lô hội ưa ánh sáng, sợ lạnh và sương, sợ tích nước, nên khi trồng cần bố trí chậu cây có lỗ thoát nước tốt.
Cây cọ cảnh
Cọ cảnh có dạng thân cột, đơn độc, lá to tròn xoè ra cái quạt, màu xanh bóng ở mặt trên.
Cây xương rồng càng cua
Cây xương rồng càng cua, hay còn gọi là cây càng cua. Cây cho hoa đẹp, thích hợp trồng chậu bày trên bàn, bệ cửa sổ, hay treo gần cửa sổ, cầu thang, ban công… Nếu trồng ngoài trời nên để ở những nơi có bóng râm.
Xương rồng càng cua còn được biết đến dưới cái tên Christmas Cactus ở các nước phương Tây - cây xương rồng cho lễ Giáng sinh.
Cây sung cao su
Cây sung cao su có lá to, tròn, chịu được trong râm hoặc ngoài nắng. Cây có khả năng hấp thụ tốt nhất độc tố formaldehyd, đồng thời trung hòa formol thường có trong keo dán, các lớp cách nhiệt, tăng độ ẩm không khí.
Cây dây nhện
Dây nhện (còn gọi là điếu lan, lan móc, cỏ lan, chiết hạc lan). Lá cây mềm, có viền xanh ở mép ngoài, xen giữa là những sọc vàng. Bộ rễ của cây có khả năng trữ nước rất tốt, nên chịu hạn cao, giúp cho việc chăm sóc cây dễ dàng.
Vào năm 1984, loài cây này bỗng trở nên “nổi tiếng” khắp thế giới khi Nasa công bố nó có nhiều khả năng hút độc tố trong không khí, thanh lọc khí for-man-đê-hít, các tạp chất các-bon và benzen, xylen.
Cây mẫu tử
Cây mẫu tử thân cỏ, mọc thành bụi nhỏ. Lá cây thường mọc sát đất, dạng hình giáo, cong xuống, có màu xanh bóng và dải màu trắng lớn ở giữa phiến lá; hoa nhỏ có màu trắng, nhị vàng. Khi hoa tàn, chồi rơi xuống đất và mọc thành cây mới.
Ngoài ra, cây mẫu tử cũng có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ một số chất như Fomaldehyde, làm dịu mắt nhờ màu xanh của lá.
Cây dương xỉ
Dương xỉ được trồng phổ biến ở sân vườn, cũng có thể trồng chậu để bàn, hay chậu treo trang trí nhà ở, quá cafe.
Cây dương xỉ ngoài dùng để trang trí, còn có tác dụng thanh lọc khí độc như Aldehyde formic, giúp không khí trong lành hơn.
Cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì còn có tên gọi khác là ngũ gia bì chân chim, sâm non. Có 2 loại phổ biến là: Ngũ gia bì xanh và ngũ gia bì vàng. Cây sống khỏe, có thể trồng bằng cắm cành, chịu lạnh khá tốt, nhu cầu nước trung bình.
Ngũ gia bì là một loại cây quý, thường được trồng trang trí nội thất, đại sảnh, phòng khách, ...
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24 giờ tiếp xúc của ngũ gia bì là 0,7 µg/cm2 và 1,2 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
Nhưng dù bạn ưa thích trồng và bài trí cây gì, khi đặt cây đều cần chú ý chọn những cây tươi tốt, khoẻ khoắn, dáng vươn lên cao sẽ tạo ra được nhiều sinh khí cho văn phòng, nhà ở.
(Nguồn: Báo GĐ&XH, các trang thông tin điện tử)
Cây trúc mây
Trúc mây có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, còn được gọi là trúc xanh, là một trong những cây cảnh phổ biến ở Việt Nam. Trúc mây có thể trồng thành hang trong các chậu lớn, bài trí ở đại sảnh, phòng hội nghị, hành lang, … nơi có nhiều người qua lại.
Tuy gọi là trúc nhưng cây lại không thuộc họ tre trúc, mà lại cùng họ với cau, cọ, mây…, Bởi vậy mà hoa trúc mây khá giống với hoa cau, hơn là giống hoa tre, trúc.
Cây trúc mây dễ trồng, dễ chăm sóc (Nguồn: Internet).
Cây trúc mây có tác dụng thanh lọc formaldehyde, đặc biệt là đối với
ammonia - một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong
chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm.Cây lan ý
Cây lan ý còn có tên gọi khác như: Bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ bình. Lan ý thích hợp cả trong điều kiện ánh sáng yếu, cũng có thể sống tốt ở nơi nắng gắt, khô hạn. Địa điểm thích hợp để đặt cây là cửa sổ, cửa ra vào, ban công.
Cây lan ý (ảnh: Huyền Phương)
Trong kiến trúc phong thủy, lan ý vừa dùng để trang trí nhà cửa, sân
vườn, vừa giúp điều hòa môi trường sống, thanh lọc năng lượng xung khắc
phát tán trong nhà (đó là các trường năng lượng bức xạ nhân tạo phát ra
từ máy tính, đài, lò vi sóng, điện thoại và tivi), mang lại không khí
trong lành và dễ chịu.Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ - Nasa, lan ý đứng đầu trong danh sách các loài cây hút khí độc, được dùng để hấp thụ formaldehyde, benzene, trichloroethylene và cả xylene, toluene - hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.
Cây trầu bà
Cây trầu bà còn gọi là trầu bà xanh, vạn niên thanh, hoàng tâm diệp. Cây trầu bà thuộc họ thân thảo leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn. Cây phát triển nhanh ở nơi có khí hậu mát mẻ, hút nhiều nước, thường bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
Cây trầu bà xanh (Nguồn: Internet)
Trong kiến trúc phong thủy, cây trầu bà mang ý nghĩa may mắn, bình
an. Sự sang trọng của cây được nổi bật hơn khi được trồng trong chậu
nhỏ, có ý nghĩa là sự nỗ lực vươn lên.Trầu bà khắc phục tình trạng môi trường có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. Ngoài ra, cây còn giúp giảm thiểu các khí độc từ máy tính nên thích hợp trong bài trí phòng, trên bàn học, bàn làm việc, mang lại vẻ xanh mát.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ (còn được gọi là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt) dễ trồng do chịu được khô hạn, nắng nóng và cả trong kiện thiếu ánh sáng dài ngày.
Cây lưỡi hổ lấy lá làm thân, mọng nước, thon nhỏ ở hai đầu, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn nhẵn, không có gân lá. Lưỡi hổ có hoa nhỏ, mọc thành chùm màu trắng ngà.
Cây lưỡi hổ (Nguồn: Internet)
Một chậu lưỡi hổ đẹp ở ban công, hay vườn cây sẽ mang lại cảm giác thư giãn, giảm stress cho bạn sau một ngày làm việc vất vả.Nasa đã công bố cây lưỡi hổ là loài có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiễm như nitrogen oxide và formaldehyde, cải thiện không gian sống. Formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
Cây phất dụ
Cây phất dụ (còn gọi là tre may mắn, tre phong thủy, cây phát tài) là một trong những giải pháp bài trí khá phổ biến dành cho nhà ở hoặc văn phòng.
Cây phất dụ (Nguồn: Internet)
Cây phất dụ có thể lọc các loại khí xylene, formaldehyde,
trichloroethylene vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu và
chống thấm.Cây thường xuân
Cây thường xuân (hay có tên gọi khác là cây trường xuân, cây vạn niên, cây cảnh dây nguyệt quế, dây thường xuân, dây lá nho) là loại dây leo thuộc họ ngũ gia, thường xanh.
Cây thường xuân được bài trí làm cây cảnh trong gia đình, văn phòng, sân vườn. Bên cạnh mang lại vẻ đẹp cảnh quan, cây thường xuân còn có ý nghĩa về mặt phong thủy, được coi là loại cây mang lại may mắn, bình an.
Cây thường xuân (ảnh: Huyền Phương)
Thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn - một
trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất) vốn được
sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và
nhựa gỗ.Cây lô hội
Cây lô hội có các tên gọi khác như: Cây nha đam, la hội, lao vỹ, tượng can..., có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, phát triển rộng rãi ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Cây lô hội có gốc, thân ngắn, lá có hình lưỡi giáo và không có cuống, mọc sát than. Mép lá dày, có răng cưa thô như gai nhọn.
Cây lô hội (Nguồn: Internet)
Cây lô hội có khả năng giải phóng oxy, thanh lọc các khí có hại cho
cơ thế như: Cacbondioxit (CO), benzen và formaldehyde, Andehyde formic,
cacbonic, lưu huỳnh oxit. Ngoài ra cây lô hội còn có tác dụng hút bụi
bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Khi không khí có quá
nhiều khí độc, lá cây lô hội sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ, cảnh báo.Cây lô hội ưa ánh sáng, sợ lạnh và sương, sợ tích nước, nên khi trồng cần bố trí chậu cây có lỗ thoát nước tốt.
Cây cọ cảnh
Cọ cảnh có dạng thân cột, đơn độc, lá to tròn xoè ra cái quạt, màu xanh bóng ở mặt trên.
Cây cọ cảnh (Nguồn: Internet)
Cọ cảnh có tác dụng thanh lọc không khí rất lớn do tàu lá cọ xòe to;
hấp thụ được cả benzen và formaldehyde cũng như trichloroethylene - hóa
chất dùng trong quá trình giặt khô. Vì thế, nó thích hợp để đặt trong
phòng giặt khô, hoặc phòng có nhiều đồ, chẳng hạn phòng ngủ hoặc phòng
khách.Cây xương rồng càng cua
Cây xương rồng càng cua, hay còn gọi là cây càng cua. Cây cho hoa đẹp, thích hợp trồng chậu bày trên bàn, bệ cửa sổ, hay treo gần cửa sổ, cầu thang, ban công… Nếu trồng ngoài trời nên để ở những nơi có bóng râm.
Cây xương rồng càng cua (Nguồn: Internet).
Cây càng cua có khả năng thanh lọc chất formaldehyde có trong vật
dụng đồ gỗ trong nhà. Trái với quy luật như những loài cây khác, xương
rồng càng cua chỉ nhả ôxi về đêm nên thích hợp để trong phòng ngủ.Xương rồng càng cua còn được biết đến dưới cái tên Christmas Cactus ở các nước phương Tây - cây xương rồng cho lễ Giáng sinh.
Cây sung cao su
Cây sung cao su có lá to, tròn, chịu được trong râm hoặc ngoài nắng. Cây có khả năng hấp thụ tốt nhất độc tố formaldehyd, đồng thời trung hòa formol thường có trong keo dán, các lớp cách nhiệt, tăng độ ẩm không khí.
Cây sung cao su (Nguồn: Internet).
Cây sung cao su thích hợp đặt trong văn phòng lớn, phòng họp, tiếp khách, tổ chức tiệc hay ngoài sân vườn…Cây dây nhện
Dây nhện (còn gọi là điếu lan, lan móc, cỏ lan, chiết hạc lan). Lá cây mềm, có viền xanh ở mép ngoài, xen giữa là những sọc vàng. Bộ rễ của cây có khả năng trữ nước rất tốt, nên chịu hạn cao, giúp cho việc chăm sóc cây dễ dàng.
Cây dây nhện (Nguồn: Internet).
Cây dây nhện thích hợp bày ở những nơi gần bếp, hoặc cửa ra vào - nơi tích tụ nhiều bụi bẩn và khí độc.Vào năm 1984, loài cây này bỗng trở nên “nổi tiếng” khắp thế giới khi Nasa công bố nó có nhiều khả năng hút độc tố trong không khí, thanh lọc khí for-man-đê-hít, các tạp chất các-bon và benzen, xylen.
Cây mẫu tử
Cây mẫu tử thân cỏ, mọc thành bụi nhỏ. Lá cây thường mọc sát đất, dạng hình giáo, cong xuống, có màu xanh bóng và dải màu trắng lớn ở giữa phiến lá; hoa nhỏ có màu trắng, nhị vàng. Khi hoa tàn, chồi rơi xuống đất và mọc thành cây mới.
Cây mẫu tử (ảnh: Huyền Phương).
Cây mẫu tử mọc khoẻ, nhu cầu nước trung bình, thích hợp trồng thành
các chậu mini dùng để trang trí trên những dãy tủ tài liệu, hoặc bàì trí
ban công, bên cửa sổ kính hoặc ở cầu thang, trang trí nhà hàng, quán
cafe, ban công, …Ngoài ra, cây mẫu tử cũng có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ một số chất như Fomaldehyde, làm dịu mắt nhờ màu xanh của lá.
Cây dương xỉ
Dương xỉ được trồng phổ biến ở sân vườn, cũng có thể trồng chậu để bàn, hay chậu treo trang trí nhà ở, quá cafe.
Cây dương xỉ (Nguồn: Internet).
Trong môi trường tự nhiên, cây dương xỉ thường thấy mọc ở những nơi
ẩm ướt, núi đá. Lá của cây dương xỉ hình lược, có màu xanh xỉn.Cây dương xỉ ngoài dùng để trang trí, còn có tác dụng thanh lọc khí độc như Aldehyde formic, giúp không khí trong lành hơn.
Cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì còn có tên gọi khác là ngũ gia bì chân chim, sâm non. Có 2 loại phổ biến là: Ngũ gia bì xanh và ngũ gia bì vàng. Cây sống khỏe, có thể trồng bằng cắm cành, chịu lạnh khá tốt, nhu cầu nước trung bình.
Ngũ gia bì là một loại cây quý, thường được trồng trang trí nội thất, đại sảnh, phòng khách, ...
Cây ngũ gia bì (Nguồn: Internet).
Ngoài tác dụng làm cảnh, ngũ gia bì còn có tác dụng giúp đuổi muỗi, côn trùng trong không gian sống xung quanh ngôi nhà.Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24 giờ tiếp xúc của ngũ gia bì là 0,7 µg/cm2 và 1,2 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
Nhưng dù bạn ưa thích trồng và bài trí cây gì, khi đặt cây đều cần chú ý chọn những cây tươi tốt, khoẻ khoắn, dáng vươn lên cao sẽ tạo ra được nhiều sinh khí cho văn phòng, nhà ở.
(Nguồn: Báo GĐ&XH, các trang thông tin điện tử)
Đăng nhận xét
» Hướng Dẫn Chèn Liên Kết: <a href="Link" rel="nofollow">Tên</a>
» Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin
» Không chửi tục, nói bậy, quảng cáo thông qua khung Comment.
» Bình luận của bạn sẽ được gửi đến Admin để kiểm duyệt.